Việt Nam đang chứng kiến một phong trào trao quyền mạnh mẽ cho các lãnh đạo nữ, vượt xa nhiều quốc gia khác. Nhiều công ty cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và phát huy tiềm năng lãnh đạo của phụ nữ, ghi nhận đóng góp của họ tại các vị trí lãnh đạo, then chốt trong tổ chức.
Chính phủ Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong phong trào này: đến năm 2025, Việt Nam cần đạt được 60% các cơ quan quản lý nhà nước phải có ít nhất một nữ lãnh đạo, và đến năm 2030 con số này sẽ đạt 70%.
Theo một báo cáo gần đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 30% đại biểu Quốc hội, 29% đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện và 60% lãnh đạo chủ chốt cấp chính phủ là nữ.
Dù đạt được nhiều tiến bộ và đổi mới, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức cần được giải quyết, chẳng hạn như việc thiếu sự đại diện của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo cao cấp trong doanh nghiệp.
Chỉ có 33% phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các công ty vừa và nhỏ, với các vai trò phổ biến nhất là Giám đốc Nhân sự (36%) và Giám đốc Tài chính (30%). Điều này một phần là do các công ty không biết cách hỗ trợ phụ nữ phát triển tài năng lãnh đạo và đồng hành cùng họ trên hành trình riêng của họ, bao gồm quá trình mang thai và làm mẹ thiêng liêng.
Một bài đăng gần đây trên LinkedIn về chủ đề này đã thu hút được nhiều sự quan tâm, vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ đào sâu hơn vào chủ đề này.
Trong hành trình sự nghiệp của mình, tôi đã từng phải ký một thỏa thuận “không sinh con”. Khi câu chuyện này được chia sẻ rộng rãi, tôi đã nhận được sự đồng cảm từ rất nhiều phụ nữ khác – những người cũng gặp phải tình cảnh tương tự.
Đó là minh chứng cho thấy rằng “hình phạt làm mẹ” nơi công sở là có thật. Dường như việc làm mẹ và làm lãnh đạo không thể cùng tồn tại cùng lúc và từ lâu đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong thế giới doanh nghiệp.
Nếu chúng ta muốn phụ nữ trở thành những nhà lãnh đạo, thì chúng ta cần phải thay đổi những chuẩn mực đã ăn sâu, chẳng hạn như hỗ trợ họ ngay cả khi họ có kế hoạch là sinh con.
Theo Báo cáo “Women in the Workplace” 2023 của LeanIn.Org và McKinsey đã nhấn mạnh những trở ngại dai dẳng ngăn cản phụ nữ vươn tới các vị trí cao nhất trong doanh nghiệp. Nghiên cứu này đặc biệt nhấn mạnh vấn đề “bậc thang gãy” ngay tại bước đầu tiên lên quản lý, nơi phụ nữ được thăng chức với tỷ lệ thấp hơn nam giới, tạo ra sự chênh lệch lớn ngay từ đầu.
Ở Mỹ, mặc dù số lượng phụ nữ trong các vai trò lãnh đạo cấp cao đã tăng từ 17% vào năm 2015 lên 28% vào năm 2023, nhưng phụ nữ vẫn chỉ chiếm khoảng một phần tư trong số các nhà lãnh đạo C – level.
Chúng ta đang làm giảm đi giá trị của người phụ nữ chỉ vì kế hoạch sinh con của họ và thậm chí để họ ký các thỏa thuận tuyên bố họ sẽ không sinh con là cách chúng ta duy trì hội chứng gãy đổ (broken-rung syndrome).
Nếu những định kiến giới này được đổi mới, các nhà lãnh đạo nữ sẽ không còn phải đánh đổi giữa sự nghiệp và thiên chức làm mẹ.
Giới doanh nghiệp đang đứng trước ngã rẽ quan trọng trong việc đánh giá lại cách tiếp cận hỗ trợ các nhà lãnh đạo nữ. Đây không chỉ là vấn đề công bằng, mà còn là sự công nhận tiềm năng chưa được khai phá của một đội ngũ lãnh đạo đa dạng.
Như báo cáo Lean In cho thấy, những vấn đề mang tính hệ thống về văn hóa và cơ cấu tổ chức càng làm trầm trọng thêm những thách thức mà người phụ nữ cần phải đối mặt.
Những người phụ nữ còn phải phải đối mặt với những hành vi phân biệt đối xử ngầm, gây suy giảm sự hiện diện chuyên nghiệp và sức khỏe tinh thần. Điều này dường như ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển sự nghiệp của họ.
Mặc dù có tham vọng và trình độ cao, những người phụ nữ thường thấy sự thăng tiến trong sự nghiệp của họ bị cản trở bởi văn hóa doanh nghiệp lỗi thời, không công nhận hoặc khen thưởng những đóng góp và thách thức đặc biệt mà họ phải đối mặt, đặc biệt là trong các vai trò lãnh đạo.
Điều này tạo ra một môi trường nơi sự tiến bộ của phụ nữ không chỉ là vấn đề thành tích cá nhân mà còn là sự thay đổi của tổ chức và một sự chuyển đổi văn hóa hướng tới sự toàn diện và công bằng thực sự.
Các công ty cần hiểu rằng việc xây dựng một môi trường hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo nữ, đặc biệt là khi họ trải qua quá trình làm mẹ, là điều cần thiết cho sự thích nghi, hỗ trợ và trao quyền cho họ.
Dưới đây là một vài điều mà các chuyên gia khuyên các doanh nghiệp nên thực hiện:
Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm việc để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, các công ty và cho xã hội.
Tôi mong rằng có thể chia sẻ nhiều hơn về chủ đề này. Hãy liên hệ với tôi nếu bạn muốn thảo luận thêm nhé!
Dreamplex tạo ra “A Better Day at Work – Một Ngày Làm Việc Tốt Hơn” đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của các công ty đang phát triển nhanh, những người hiểu rằng nhân viên trẻ của họ mong đợi nhiều hơn từ nơi làm việc.
Không gian làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt, dịch vụ chăm sóc đẳng cấp khách sạn và cộng đồng hợp tác cùng phát triển giúp doanh nghiệp làm việc năng suất đồng thời tối ưu chi phí..
Gia nhập cộng đồng cùng các chuyên gia công nghệ và nhà khởi nghiệp từ TIKI, Zuhlke Vietnam, GFT Group, Vietcetera tại hệ thống văn phòng linh hoạt Dreamplex tại TP.HCM và Hà Nội.
Nhận báo giá và ưu đãi tháng này tại:
WE CREATE BETTER DAYS AT WORK.